Tần số uhf và vhf là gì? Nên mua micro tần số UHF hay VHF?

Tần số là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến khả năng thu phát sóng vô tuyến của những thiết bị công nghệ hiện đại. Không chỉ riêng với bộ đàm mà đối với bất kỳ loại thiết bị gì thì việc cân nhắc lựa chọn dải tần số VHF hay UHF đều là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy UHF là gì? VHF là gì? Nên sử dụng sóng VHF và UHF trong trường hợp nào? Hãy cùng Tiếng Vang Audio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

tan so uhf va vhf

I. UHF là gì? VHF là gì?

1. Tần số VHF

Tần số VHF (Very High Frequency) trên micro là dải tần số sóng cao nằm trong khoảng từ 30 – 300 MHz. Hệ thống VHF có khả năng phát,nhận dữ liệu ở tần số cao trong phạm vi 50m với các bước sóng lớn hơn UHF. 

2. Tần số UHF

UHF hay sóng UHF (viết tắt của Ultra-High Frequency) là dải tần số sóng siêu cao nằm trong khoảng từ 300MHz – 3GHz. Hệ thống UHF có khả năng phát, nhận dữ liệu ở tần số rất cao trong phạm vi trên 100m với các bước sóng nhỏ hơn VHF.

tan so uhf va vhf

Thông thường, tần số UHF và VHF đều sẽ bị ảnh hưởng và ngăn chặn bởi những vật thể lớn như đồi núi, tòa nhà cao, cây cối… nên được hạn chế sử dụng ở những khoảng không gian rộng. Tuy nhiên, 2 loại sóng này lại có khả năng truyền tốt và có thể vượt qua bức tường nên được ứng dụng rộng rãi trong nhà, không gian nhỏ. 

Cả 2 mức tần số này đều được các nhà sản xuất thiết lập trên các bộ micro không dây đang bán rộng rãi trên thị trường, được rất nhiều người dùng chọn mua, sử dụng đa dạng trong cuộc sống.

>>  Cách kết nối mic thu âm với điện thoại đơn giản để livestream, thu âm đơn giản.

II. Sự khác nhau giữa UHF và VHF 

1. Dải tần số

  • VHF được trang bị cho các thiết bị hiện đại và có dải tần số thường được thiết lập từ 150 – 216 Mhz.
  • Băng tần của các loại micro sử dụng sóng UHF có nhiều khoảng khác nhau, phổ biến là các khoảng 470 – 698 Mhz, 698 – 806 Mhz và 902 – 928 Mhz.

2. Phạm vi truyền tải theo công suất

  • Trong môi trường ít vật cản, sóng VHF sẽ truyền đi được xa hơn nên có cự ly liên lạc lớn hơn sóng UHF.
  • Trong môi trường nhiều vật cản (như vách tường, bê tông, kim loại…), UHF cho cự ly liên lạc tốt nhờ khả năng xuyên vật cản tốt hơn sóng VHF.

3. Đặc điểm không gian

  • Sóng VHF phù hợp với công tác liên lạc trên biển, nông thôn, nơi có địa hình thông thoáng, bằng phẳng…
  • Sóng UHF thường ứng dụng tốt với các khu vực có nhiều tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm…

4. Phạm vi liên lạc và cách tính khoảng cách tần số UHF, VHF

Phạm vi liên lạc của các thiết bị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tần số, công suất, vật cản xung quanh, đặc điểm địa hình, độ cao nơi đặt anten, thời tiết và các nguồn gây nhiễu sóng khác… Do đó:

  • Sóng VHF/ UHF có công suất phát 1W và hoạt động trên mặt đất bằng phẳng sẽ cho phạm vi liên lạc khoảng 1.5km. Công thức tính khoảng cách sẽ là: tăng gấp đôi công suất thì phạm vi sẽ tăng thêm ⅓.
  • Đối với sóng VHF/ UHF trang bị công suất phát cho thiết bị từ 1 – 5 W thì sẽ cho phạm vi liên lạc với nhau khoảng từ 0.5 – 5km.

III. Cách lựa chọn sóng VHF và UHF

tan so uhf va vhf

– Đối với sóng VHF: Phù hợp với các công việc, hoạt động ngoài trời, những vị trí có môi trường thông thoáng, rộng rãi và ít vật chắn, giúp việc sử dụng sóng VHF sẽ cho đường truyền tín hiệu sóng vô tuyến xa và tốt hơn.

– Đối với sóng UHF: Ứng dụng tốt ở những nơi có không gian hẹp, địa hình phức tạp, có nhiều vật chắn… giúp xâm nhập và dễ dàng đi xuyên qua các vật cản nhưng vẫn đảm bảo đường truyền tín hiệu ổn định và chất lượng. 

IV. Ưu nhược điểm khi sử dụng sóng VHF và UHF

tan so uhf va vhf

1. Ưu điểm khi sử dụng sóng VHF/ UHF

Việc trang bị thiết kế vận hành bằng đường truyền sóng vô tuyến UHF và VHF của các thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay khá phổ biến bởi chúng mang đến cho nhà sản xuất và người tiêu dùng các ưu điểm sau:

  • Không cần phải lệ thuộc vào hệ thống mạng viễn thông công cộng.
  • Ứng dụng cho micro không dây gọn gàng, tiện dụng, không gây vướng víu khi di chuyển.
  • Có thể sử dụng ngay tức thì, không cần thực hiện các thao tác đăng nhập hay cài đặt phức tạp.
  • Khắc phục tối đa khả năng hoạt động của các thiết bị khi gặp phải điều kiện thời tiết xấu khiến mạng viễn thông  bị hỏng hoặc không phủ sóng. 
  • Đối với các thiết bị liên lạc như máy bộ đàm cầm tay, việc sử dụng sóng VHF/ UHF sẽ giúp tiết kiệm chi phí liên lạc. Đồng thời, chúng còn cho khả năng nghe gọi nhanh chóng, tức thì khi có việc khẩn cấp bằng nút ấn “PTT” trên thân máy bộ đàm. 

2. Nhược điểm khi sử dụng sóng VHF/ UHF

Tần số VHFTần số UHF
– Dải tần số chỉ từ 150 – 216 Mhz nên micro dùng dễ bị hú và nhiễu sóng.

– Phạm vi sử dụng hẹp, chỉ hoạt động tốt ở nơi trống trải, ít có vật cản ngăn cách.

– Tốn nhiều năng lượng pin nên cần dự trữ thêm pin để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

– Giá thành sản phẩm cao.

>>  Cục đẩy công suất dưới 3 triệu chất lượng nhất hiện nay.

V. Các ứng dụng của tần số UHF và VHF

Ngày nay, tần số VHF và UHF được ứng dụng rất phổ biến trong những thiết bị hỗ trợ ở các lĩnh vực, tổ chức, ngành nghề là:

  • Các công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ taxi, vận tải.
  • Công ty, tổ chức dịch vụ bảo vệ.
  • Hệ thống nhà máy, cảng biển, công trường xây dựng,  khu công nghiệp sản xuất, trung tâm mua sắm, siêu thị…
  • Nhà hàng, resort, khách sạn, quán Karaoke, cao ốc.
  • Các công việc, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, môi trường chế tạo nguy hiểm, dễ cháy nổ.
  • Lực lượng vũ trang, công an nhân dân, quân đội, an ninh.
  • Các phương tiện công cộng nhà ga, cảng hàng không, máy bay hay dịch vụ mặt đất.

VI. Một số thiết bị tiêu biểu sử dụng tần số UHF/VHF

tan so uhf va vhf

Các thiết bị tiêu biểu dựa trên nền tảng dải tần số VHF/UHF để vận hành như máy bộ đàm, máy trợ giảng, đài phát thanh, radio, ứng dụng trong quân sự, máy phát sóng tín hiệu mật mã…

VII. Nên sử dụng micro tần số VHF hay UHF?

tan so uhf va vhf

Mỗi loại micro không dây tần số VHF hay UHF đều có những ưu và nhược điểm riêng, người mua nên cân nhắc đến nhu cầu, điều kiện tài chính cũng như hoàn cảnh sử dụng của bản thân để lựa chọn mẫu micro có tần số phù hợp.

1. Những trường hợp nên chọn micro không dây tần số VHF

  • Sử dụng cho hệ thống dàn âm thanh trong gia đình hoặc không gian sử dụng 50m khi hội họp, hát karaoke, giải trí thuận tiện mà không sợ tín hiệu không ổn định hay mất sóng.
  • Giá thành thấp hơn so với các sản phẩm có thiết lập tần số UHF.
  • Ít tốn năng lượng pin.

2. Những trường hợp nên chọn micro không dây tần số UHF

  • Nhu cầu sử dụng trên các sân khấu âm thanh chuyên nghiệp, chương trình truyền hình, buổi hòa nhạc lớn có không gian sử dụng rộng hay ngoài trời.
  • Sản phẩm dùng ổn định, hạn chế nhiễu, hú tối đa.
  • Có dải tần số đa dạng, không bị trùng, nhiễu sóng khi sử dụng nhiều micro ở trong cùng một khu vực.

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn tần số UHF, VHF là gì và sự khác nhau của 2 loại sóng này. Hy vọng rằng những thông tin này của Tiếng Vang Audio sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tần số VHF và UHF cũng như dễ dàng chọn mua được sản phẩm micro phù hợp với nhu cầu bản thân.

Tiếng Vang Audio | Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

Tiếng Vang Audio chuyên tư vấn giải pháp và cung cấp thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như: Micro không dây, micro có dây, loa, máy trợ giảng, vang số, cục đẩy công suất, mixer và các phụ kiện âm thanh,… Phục vụ các nhu cầu  biểu diễn, sân khấu, giảng dạy, cá nhân,…với chất lượng tốt nhất, cam kết tư vấn khách hàng mua đúng sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu

Bình luận trên Facebook