Tư vấn - mua hàng
(08:30 – 18:00)0937.015.001Hỗ trợ - bảo hành
(08:30 – 18:00)090.2244212
700 lượt xem
Loa bluetooth là thiết bị được người dùng ưa chuộng hiện nay bởi khả năng kết nối được với nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau. Tuy nhiên, đa số mọi người sẽ đều dễ dàng nhận thấy một lỗi khá phổ biến làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sử dụng chính là hỏng chân sạc loa Bluetooth. Bài viết dưới đây của Tiếng Vang Audio sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các cách sử dụng, nguyên nhân và hướng dẫn cách sửa chân sạc loa bluetooth hiệu quả.
Chân sạc loa bluetooth là bộ phận dễ hỏng nhất, đặc biệt với các dòng sử dụng chân sạc như: Micro USB và Micro USB Mini. Có nhiều dấu hiệu của lỗi này, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, bạn mới có thể khắc phục được tình trạng loa sạc chậm hoặc không vào:
Chân sạc micro usb trên thiết bị loa là chân nhận 1 chiều nên bạn cần cắm sạc cho đúng chiều. Khi bạn cắm sạc sai dẫn đến việc không khớp với chân nhận trên loa và nếu bạn dùng lực quá mạnh sẽ làm chân sạc bị gãy ngang.
Việc rơi, va đập mạnh khi đang sạc rất dễ khiến chân sạc bị gãy đứt. Do đó, bạn cần phải cắm sạc đúng cách, đảm bảo an toàn khi loa đang ở vị trí cắm sạc, tránh di chuyển địa điểm khác khi đang sạc và để xa tầm tay của trẻ em.
Nguyên nhân này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên khách hàng cũng cần phải lưu ý việc sử dụng đúng nguồn điện và hạn chế tình trạng vừa cắm sạc vừa nghe nhạc để tránh được các lỗi chân sạc thường gặp hoặc sạc loa bluetooth không vào điện.
Bạn chỉ nên được dùng sạc chuẩn của loa để nạp đầy lượng pin cần thiết. Ngoài ra, còn một nguyên nhân điển hình dẫn đến gãy chân sạc là do quá vội vàng ngắt kết nối dây sạc khi đang sạc hoặc thói quen lắc chân sạc khi rút ra khỏi ổ cắm.
Xem thêm: Top 14 dòng loa bluetooth hay nhất trên thị trường hiện nay
Nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến hỏng chân sạc loa bluetooth, bạn cần xử lý như sau:
– Hãy thử kết nối với một chiếc sạc khác để đảm bảo lỗi chính xác là do bộ sạc hay chân sạc. Nếu chân sạc của loa không bị gãy mà chỉ bị nứt hoặc cắm sạc không được, bạn có thể vệ sinh chân sạc bằng axeton cẩn thận bằng bông hoặc vải mềm.
– Nếu trường hợp chân sạc bị gãy, bạn cần phải thay một cái chân sạc mới. Việc thay chân sạc này yêu cầu một số kỹ năng về hàn mạch và đòi hỏi sự khéo léo khi tháo lắp loa bluetooth. Nếu nguyên nhân xảy ra do pin hoặc chân cắm sạc bị hỏng, bạn cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chuyên sửa chữa.
– Trong trường hợp loa mới mua mà để bảo quản quá 14 ngày không dùng, loa dưới 10% pin nhưng vẫn không được cắm sạc quá 3 ngày hoặc kiệt pin,.. Vì vậy, bạn cần phải cắm sạc cho loa trong thời gian dài, sau đó bật lại nguồn để xác định tình trạng.
Với những chia sẻ trên đây của Tiếng Vang Audio về những lỗi chân sạc loa bluetooth mà khách hàng thường gặp. Hy vọng rằng thông tin bổ ích trong bài viết này sẽ giúp cho bạn tránh được tình trạng gãy đứt của chân sạc cũng như các cách khắc phục hữu dụng nhất.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Bình luận trên Facebook