Giới thiệu các dòng máy trợ giảng chất lượng hiện nay

Máy trợ giảng ngày càng quan trọng và phổ biến bởi sự tiện lợi trong công tác giảng dạy và cải thiện vấn đề sức khoẻ giọng nói. Vì vậy, lựa chọn một máy trợ giảng phù hợp với nhu cầu của mỗi người là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây Tiếng Vang Audio sẽ chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng và gợi ý các dòng máy trợ giảng tốt, chất lượng phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tổng hợp 10 mẫu máy trợ giảng tốt hiện nay

Hiện nay có rất nhiều dòng loa trợ giảng đa dạng về cả mẫu mã và giá thành khiến nhiều khách hàng băn khoăn không biết nên chọn mua loại máy trợ giảng nào tốt, nhất là khi thị trường ngày càng xuất hiện nhiều hàng giả, kém chất lượng. Vì vậy bạn cần tìm hiểu, tham khảo kỹ càng để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng, không đúng nhu cầu…. Bên dưới là một vài mẫu máy trợ giảng tốt được Tiếng Vang lựa chọn và tổng hợp các dòng máy tốt nhất hiện nay.

1. Máy trợ giảng có dây Takstar E126A

Takstar E126A là một mẫu máy trợ giảng có dây được nâng cấp từ phiên bản E126 rất thành công trước đó, cho khả năng khuếch đại âm thanh lớn và xa. Tuy có kích thước rất nhỏ gọn nhưng nó được tích hợp công nghệ mạch kỹ thuật số hiện đại, nhờ vậy mà âm thanh phát ra rất rõ nét và chân thực. Với thời lượng pin lên tới 10 giờ và công suất 8W và đi kèm mức giá cực rẻ nên Takstar E126 chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những người hay quên đem sạc dự phòng và muốn có một thời lượng sử dụng máy trợ giảng lâu nhất.

Xem chi tiết: máy trợ giảng Takstar E126A

Trọn bộ Takstar E126A

2. Máy trợ giảng không dây Aporo T18 2.4G

Aporo T18 2.4G là mẫu máy trợ giảng không dây có thiết kế chắc chắn cùng với công suất 30w cho khả năng phát âm thanh to, rõ ràng ngay cả trong những không gian rộng lên tới 100m2. Sở hữu viên pin có dung lượng 4000mAh, các bạn có thể yên tâm sử dụng thiết bị liên tục trong 8-12 giờ chỉ sau một lần sạc. hỗ trợ phát nhạc, file tài liệu audio qua bluetooth, usb, thẻ nhớ… chức năng ghi âm phát lại tiện lợi

Máy trợ giảng không dây Aporo T18 2.4G

3. Máy trợ giảng không dây Takstar E300W

Máy trợ giảng Takstar E300W là lựa chọn hoàn hảo cho giáo viên, giảng viên mong muốn tối ưu hóa việc giảng dạy và bảo vệ sức khỏe. Với công suất âm thanh mạnh mẽ 10W, Takstar E300W đảm bảo giọng nói được khuếch đại rõ ràng, truyền tải đầy đủ nội dung bài giảng đến mọi học viên, ngay cả trong những không gian rộng lớn. Nhờ vậy, giáo viên không cần phải cố gắng gào thét, hạn chế tình trạng mất tiếng, khản giọng do sử dụng thanh quản quá mức.

Máy trợ giảng không dây Takstar E300W

Tuy nhiên, Takstar E300W chỉ bao gồm micro đeo đầu, dây cáp sạc và sách hướng dẫn sử dụng. Một số người dùng có thể cần mua thêm phụ kiện như túi đựng, micro cài áo,…

4. Loa trợ giảng Bluetooth Takstar E126W

Takstar E126W được giới thiệu vào đầu năm 2022 là một cải tiến quan trọng trong loạt sản phẩm hỗ trợ giảng dạy của Takstar. Sóng UHF chống nhiễu, cho phép máy trợ giảng truyền tín hiệu ổn định lên đến 40m, âm thanh rõ ràng và đầy đủ.

Loa trợ giảng Bluetooth Takstar E126W

Với tính năng điều chỉnh tần số tránh trùng lặp, giúp nhiều thiết bị hoạt động gần nhau mà không gây nhiễu, máy trợ giảng bluetooth takstar E126W còn có thể kết nối với thiết bị di động để khuếch đại âm thanh, phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.

Tuy nhiên, Takstar E126W giá cao hơn so với một số máy trợ giảng có cùng tính năng. Tuy nhiên thời lượng pin sử dụng liên tục không quá ấn tượng so với sản phẩm cùng phân khúc.

5. Loa máy trợ giảng Aporo T20 UHF

Một sản phẩm trợ giảng không dây chất lượng xuất phát từ Đài Loan mang tên Aporo T20 UHF wireless. Đây là một thiết bị nhỏ gọn, thuận tiện, được trang bị loa mini và micro không dây tích hợp.

Sản phẩm Aporo T20 là bản nâng cấp của Aporo T9, mang lại nhiều ưu điểm đáng chú ý. Chất lượng âm thanh vượt trội hơn, lớn, rõ ràng mà không gặp vấn đề nhiễu hoặc méo tiếng. Đặc biệt, Pin của loa có dung lượng 2400mAh, có thể sử dụng liên tục từ 10 đến 12 giờ.

Loa trợ giảng Aporo T20 UHF

Tuy nhiên, Aporo T20 UHF chỉ hỗ trợ kết nối Bluetooth và cổng AUX, không có các kết nối khác như USB, HDMI.

6. Máy trợ giảng không dây Hàn Quốc UNIZONE UZ-U2

Máy trợ giảng UNIZONE UZ-U2 là một sản phẩm của hãng Camac được đánh giá cao về chất lượng âm thanh. Công suất 30w với khối lượng chỉ 260g của UNIZONE UZ-U2, phù hợp với diện tích phòng từ 70 đến 150 người hoặc diện tích ngoài trời rộng 50mx50m (2.000m2).

Kết nối bluetooth 5.0, cho phép đồng thời kết nối 2 micro trợ giảng không dây hoặc phát âm thanh từ các thiết bị khác. Micro trợ giảng không dây Unizone U2 có tuổi thọ pin dài, liên kết ổn định và miễn nhiễu.

Máy trợ giảng không dây Hàn Quốc UNIZONE UZ-U2

Ngược lại, Micro thu âm chưa thực sự tốt, dễ bị nhiễu tiếng ồn xung quanh và chất lượng âm thanh thu âm không cao.

7. Máy trợ giảng Sony SN-898

Loa trợ giảng Sony SN-898 thực sự nổi bật với khả năng tăng âm giọng nói một cách tự nhiên và sắc nét, với giá thành. Mẫu SONY SN-898 được thiết kế nhỏ gọn và thời trang, tiện lợi để mang theo và sử dụng trong nhiều mục đích như giảng dạy, hướng dẫn, quảng bá, biểu diễn âm nhạc hoặc nghe đài.

Ngoài ra, máy còn được trang bị cổng Aux-in để kết nối với các thiết bị âm thanh khác, micro đeo tai nhạy bén và tiện lợi. Với công suất 25W của nó, máy có thể phục vụ cho một khu vực rộng khoảng 50 mét vuông khi sử dụng ngoài trời hoặc trong một lớp học đông người.

Máy trợ giảng Sony SN-898

Tuy nhiên, SONY SN-898 có kích thước màn hình nhỏ, độ phân giải thấp, khó nhìn rõ thông tin khi sử dụng trong môi trường ánh sáng mạnh.

8. Máy trợ giảng SHIDU SD-S358

SHIDU SD-S358 là máy trợ giảng vừa có khả năng hoạt động có dây và không dây. Với thiết kế tiên tiến, nhẹ nhàng và đa tính năng, nó hứa hẹn mang lại trải nghiệm độc đáo. Màu sắc của máy đa dạng, tích hợp tính năng ghi âm, tua nhanh và tua chậm, điều chỉnh hiệu ứng echo và hiển thị trên màn hình LED. Đặc biệt, máy có khả năng làm loa để phát nhạc hoặc nghe radio.

Máy trợ giảng SHIDU SD-S358

9. Máy trợ giảng không dây TAKSTAR E17

Máy trợ giảng Takstar E17 đi kèm ba loại micro, phù hợp sử dụng trong các không gian có diện tích tương đối như phòng học, hội trường, hoạt động ngoài trời, bán hàng,… Với công nghệ sạc nhanh và thời lượng pin sử dụng lên đến 9-10h giúp giảng viên có thể sử dụng cả ngày mà không cần cắm sạc.

Tuy nhiên, kích thước của Takstar E17 khá lớn ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và khá nặng trong quá trình mang

Máy trợ giảng không dây TAKSTAR E17

10. Máy trợ giảng KOREA ESFOR ES-350 UHF Plus

Loa trợ giảng ESFOR ES-350 Plus là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, mang lại sự tin tưởng nhờ chất lượng vượt trội và danh tiếng vững chắc trên thị trường. Kết nối Bluetooth có thể đồng thời sử dụng 2 mic, cho phép 3 nguồn âm thanh hoạt động cùng lúc với máy mà không bị gián đoạn. Ngoài ra, KOREA ESFOR ES-350 UHF Plus hỗ trợ nhiều phương thức kết nối như: UHF Wireless, FM, Mic in, Aux in, USB, thẻ nhớ, Mp3 player, cùng với khả năng ghi âm bài giảng chất lượng cao một cách dễ dàng.

Máy trợ giảng KOREA ESFOR ES-350 UHF Plus

Tiêu chí đánh giá máy trợ giảng tốt

1. Chất lượng âm thanh to rõ, trung thật

Tất nhiên tiêu chí của 1 chiếc loa là phải có âm thanh to rõ và độ trung thật cao, tùy vào giá thành mà có chất lượng khác nhau. m thanh to rõ, trung thật giúp người nói đỡ tốn hơi sức đảm bảo sức khỏe và người nghe được rõ ràng và trọn vẹn hơn.

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

2. Thiết kế gọn nhẹ, bền bỉ và dùng ổn định

Đa số người dùng máy trợ giảng thường mang đi nên cần có thiết kế gọn nhẹ để dễ dàng bỏ vào balo, túi xách mà sử dụng không thấy vướng víu và thoải mái. Và sử dụng thường xuyên nên tiêu chí bền bỉ và ổn định khá quan trọng, nên chọn các loại máy của thương hiệu uy tín để an tâm sử dụng như Takstar, Aporo, Shidu, Aker…

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

3. Thời lượng pin sử dụng

Chọn những loại có thời lượng Pin lâu để có thể dùng trong thời gian dài, và pin cũng phải bền, ít suy hao theo năm tháng. Những loại máy trợ giảng kém chất lượng pin sẽ mau chai trong thời gian ngắn, và dùng nhanh hết pin rất bất tiện khi đang nói

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

4. Công suất, độ lớn âm thanh phù hợp

Công suất loa là thông số mà khách hàng thường hay dựa theo để chọn lựa phù hợp với qui mô số người hay không gian sử dụng của mình. Tuy nhiên bạn cần quan tâm đến độ lớn của âm thanh (SPL) phát ra, vì 1 số loại công suất nhỏ nhưng độ lớn phát ra âm thanh lớn bằng hoặc hơn loại công suất lớn, để chính xác bạn cần thử thực tế nhé.

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

5. Giá thành phù hợp với nhu cầu

Mua bất kỳ sản phẩm nào thì giá thành là việc phải cân nhắc, hãy cho nơi bán biết chi tiết về nhu cầu của bạn để được tư vấn phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí, vì mỗi nhu cầu sử dụng là mỗi loại máy khác nhau đi kèm với giá thành chênh lêch khác nhau.

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

6. Chế độ bảo hành, dịch vụ hỗ trợ

Máy trợ giảng là thiết bị điện tử nên vấn đề hư hao là không tránh khỏi, vì vậy trước hết cần chọn sản phẩm chính hãng, phổ biến và thương hiệu uy tín để giảm thiểu tỷ lệ hư hao và có linh kiện thay nhanh chóng, tiếp theo là nơi bán uy tín để được hỗ trợ tận tình khi có phát sinh. Và để có thể sử dụng sản phẩm tối ưu nhất sau mua thì dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khá quan trọng để giải quyết nhanh các trường hợp như không phát ra tiếng, mất kết nối giẵ micro và loa, âm thanh rè – hú rít, pin không sạc vào,…

Những lưu ý cần biết trước khi mua máy trợ giảng không dây

Khi tìm mua máy trợ giảng không dây, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chất lượng âm thanh rõ nét và trung thật không bị rè
  • Chọn loại có dung lượng và độ bền pin phù hợp với thời gian sử dụng của mình
  • Công nghệ bắt sóng và khoảng cách kết nối giữa loa và micro, 2 loại sóng phổ biến có chất lượng tốt là UHF & 2.4G
  • Phụ kiện thay thế cũng là một trong những yếu tố mà mọi người cần quan tâm khi tìm mua máy trợ giảng. Tiêu chí này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn không may làm mất micro trong quá trình sử dụng sẽ có micro khác thay thế.
  • Chọn mua máy trợ giảng tại các đơn vị uy tín để được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau mua
  • Chọn các thương hiệu uy tín và thông dụng để dễ dàng thay thế linh kiện nhanh chóng khi có hư hỏng hạy lạc mất như: Takstar, Aporro, Shidu, Aker, Esfor, Callvi…

kinh nghiệm chọn mua máy trợ giảng

Lưu ý: máy trợ giảng là sản phẩm đặc thù không thể nhìn và xem thông tin mà quyết định mua, chưa kể nhiều đơn vị mô tả sai lệch, tư vấn không có kiến thức chuyên môn, quảng cáo nói quá nhằm thu hút người mua…Nếu gần nơi bán hãy đến thử thực tế và test nhiều loại để so sánh xem phù hợp hay không,

Một điều nữa là giá thành, nếu bạn rành về kỹ thuật không cần hỗ trợ sau mua, có thể phân biệt được hàng chính hãng và hàng giả, và chấp nhận được rủi ro có thể chọn mua trên Shoppe, Lazada vì giá khá rẻ. Và cũng tránh mua những nơi có giá quá cao hơn nhiều mặt bằng chung. Bởi những chiếc loa cỡ nhỏ của các hãng danh tiếng châu u như Bose, JBL, Marshall hơn 50 năm tuổi mà giá thành dao động chỉ 2.000.000 vnđ – 5.000.000 vnđ thì không lý do gì loa trợ giảng có giá thành cao hơn được, chỉ trả tiền cho sản phẩm đúng giá trị của nó.

Vậy nên khi cần tìm mua thiết bị trợ giảng bạn nên tìm hiểu, cần được tư vấn kỹ và chọn đơn vị úy tín để có được thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình. Đến với Tiếng Vang Audio, khách hàng sẽ được tham khảo trực tiếp các mẫu máy trợ giảng trước khi mua. Với những thông tin tư vấn mua máy trợ giảng mà bài viết trên vừa chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn tìm được cho mình một chiếc máy trợ giảng ưng ý.

Xem thêm bài viết liên quan: Máy trợ giảng làm được gì? Những công dụng vượt trội của máy trợ giảng

Tiếng Vang Audio | Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

Tiếng Vang Audio chuyên tư vấn giải pháp và cung cấp thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như: Micro không dây, micro có dây, loa, máy trợ giảng, vang số, cục đẩy công suất, mixer và các phụ kiện âm thanh,… Phục vụ các nhu cầu  biểu diễn, sân khấu, giảng dạy, cá nhân,…với chất lượng tốt nhất, cam kết tư vấn khách hàng mua đúng sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu

Bình luận trên Facebook