Tư vấn - mua hàng
(08:30 – 18:00)0937.015.001Hỗ trợ - bảo hành
(08:30 – 18:00)090.2244212
5335 lượt xem
Podcast đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay, bên cạnh podcast chia sẻ, tâm sự hay truyền cảm hứng thì đây còn là một phương tiện hữu hiệu giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Bạn là người mới và muốn thực hiện dự án podcast mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy cùng nhau tìm hiểu về cách thu âm Podcast qua bài viết sau.
Trước khi xây dựng một kênh podcast, chắc chắn các bạn phải xác định được nội dung mà bạn muốn làm là gì. Nội dung là gì? Hãy viết ra giấy để chắc chắn bạn không quên nó vì nó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Phác thảo dàn ý hoặc một số ý để ghi nhớ nội dung cơ bản để thảo luận hay quảng bá.
– Chủ đề của podcast rất đa dạng như hài hước, tin tức, sức khỏe, thể thao, âm nhạc hay chính trị.
– Lắng nghe một số podcast phổ biến để lấy cảm hứng về phong cách và nội dung. Lập dàn ý để không bị ngừng, vấp khi nói.
Để thu âm podcast, bạn cần những thiết bị cơ bản như microphone, mixer hoặc máy tính. Bạn có thể suy nghĩ đến việc mua gói cho người mới bắt đầu podcast với giá khoảng 2 triệu VNĐ.
Nếu muốn thu âm một cách thật chuyên nghiệp thì đừng phụ thuộc vào micro tích hợp sẵn trên máy tính của bạn. Hãy đầu tư cho mình một chiếc mic thu âm để podcast hay và chuẩn hơn. Tai nghe có mic chống ồn giúp bản thu không bị lẫn tạp âm cũng là thiết bị mà bạn nên có khi bắt đầu thu âm podcast. Nếu không có đủ chi phí chi trả cho những thiết bị chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu về micro định hướng, loại điện động là lựa chọn thích hợp – thứ mà bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ âm nhạc.
Hãy định hướng trước rằng podcast của bạn sẽ là loại di động hay được ghi âm tại nhà? Về cơ bản thì bạn cần 1 chiếc micro và phần mềm ghi âm giọng nói, mixer chỉ cần thiết nếu bạn sử dụng nhiều đầu vào.
Nếu dùng Mac, bạn có thể lựa chọn ghi âm bằng Garageband được cài đặt sẵn trong máy. Bên cạnh đó có nhiều phần mềm miễn phí như Audacity hoặc phần mềm đắt tiền như Adobe Audition.
Phần mềm âm thanh công nghiệp iPodcast Producer là một phần mềm có trả phí rất phù hợp với ai bắt đầu làm podcast. Phần mềm này giúp thực hiện tất cả những công đoạn từ ghi âm tới đăng bài sản phẩm thông qua FPT.
Audacity là phần mềm miễn phí, dễ sử dụng với nhiều chức năng hữu ích khi thu âm podcast và nó tương thích với cả Windows, Mac và Linux.
Nếu lựa chọn của bạn là Adobe Audition, bạn có thể sử dụng thuê bao hàng tháng thông qua Adobe Cloud.
Xem thêm: Top 5 dụng cụ thu âm chuyên nghiệp phổ biến hiện nay
Trước hết, bạn cần lên kịch bản sẵn mở đầu chương trình sẽ như thế nào, lúc nào thì chuyển sang câu chuyện khác. Hãy sắp xếp chúng thành một danh sách theo đúng thứ tự để ban có thể đọc theo một cách dễ dàng.
Cho dù nội dung bạn chọn là gì thì điều tối quan trọng nhất là bạn phải thực sự yêu thích nó. Hãy dành thời gian nghiên cứu, thảo luận và quảng bá cho điều mà bạn thực sự quan tâm mà điều quan trọng của podcast là chia sẻ kiến thức/ tâm sự/ sự hài hước hay cả âm nhạc mà bạn muốn mang đến cho tất cả mọi người.
Đây là bước quan trọng nhất mà bạn cần chú ý. Hãy tập nói thật cảm xúc và lưu loát, điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp. Đọc kịch bản và đừng quên nhập tâm vào nội dung, bàn về vấn đề đó bằng tất cả sự đam mê và tâm huyết của bạn. Hãy đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trong trạng thái hoàn hảo nhất khi bạn đang ghi âm. Bởi dù bạn có sở hữu nội dung hoàn hảo đến mức nào mà lại bị yếu tố kỹ thuật phá hỏng thì công sức bạn bỏ đều lãng phí. Trước khi bắt đầu ghi âm, kiểm tra tất cả các thiết bị, phần mềm để đảm bảo mọi thứ đang hoạt động tốt.
Podcast phải được lưu ở dạng MP3. Với các loại podcast nói chuyện, thảo luận bình thường thì chất lượng bitrate 128 kbps là phù hợp nhất; tuy nhiên với các loại podcast âm nhạc thì bạn nên chọn 192 kbps hoặc cao hơn để đảm bảo chất lượng tốt nhất mà bạn mong muốn.
Khi đặt tên file cho podcast lưu ý không chứa các ký tự đặc biệt.
Tự tạo, tìm ảnh miễn phí, không bản quyền trên mạng hoặc nhờ bạn bè làm giúp.
Thận trọng khi đặt tên tập tin âm thanh sao cho tên podcast và ngày tháng rõ ràng.
Feed phải đáp ứng được tiêu chuẩn công nghiệp của feed 2.0. Các giải pháp và dịch vụ toàn diện như Cast mate, Podomatic hoặc Libsyn có thể giúp ích cho bạn nhưng hãy cân nhắc vì bạn có thể mất một khoản phí nhỏ.
Cách đơn giản nhất là dùng blog, tạo một blog với tên podcast của bạn. Đừng vội đăng bài. Nếu máy chủ bị giới hạn băng thông, bạn có thể phải trả thêm một khoản phí khi podcast của bạn được nhiều người xem.
Đầu tiên, hãy truy cập vào Feedburner và nhập URL trang blog của bạn rồi nhấn chuột chọn “I’m a podcaster!”. Ở trang tiếp theo, chỉnh sửa các yếu tố cho podcast mà bạn mong muốn. Và trang feedburner chính là podcast của bạn.
Truy cập vào máy chủ của bạn, tìm kiếm trên mạng và đăng ký tài khoản. Sau đó tải tệp tin MP3 lên.
Đăng bài trên trang blog/web bạn lập trước đó, tiêu đề bài đăng giống với tên podcast. Viết sơ qua về nội dung của podcast ở phần “Xem ghi chú” hoặc “Mô tả”.
Cuối cùng là chèn liên kết trực tiếp tới tập tin ở cuối bài đăng.
Sau khi hoàn thành các bước trên thì feedburner sẽ thêm bài này vào trang của bạn và bạn đã có bài đăng mới.
Bạn có thể đệ trình lên iTunes hoặc một số thư mục podcast khác để chia sẻ với mọi người. Đệ trình podcast lên iTunes khá đơn giản: khi vào trang podcast trên iTunes có nút yêu cầu liên kết RSS và một số thông tin về podcast. Phát âm thanh khi thư mục podcast được cập nhật và cuối cùng là đặt nút đăng ký ở vị trí thích hợp trên trang web để mọi người có thể đăng ký feed RSS podcast của bạn.
Với những bước đơn giản, bạn đã có thể thu âm và tạo riêng một kênh podcast cho mình. Tuy nhiên, khi thu âm podcast, bạn cũng cần chú ý đến những điểm sau:
– Hãy đảm bảo rằng trong thư mục có trang của bạn. All Top, Digital Podcasts, All Podcast… là những lựa chọn hàng đầu.
– Để bắt đầu 1 podcast, nên lựa chọn những địa điểm lý tưởng như Youtube – một trong những trang phim phổ biến nhất.
– Chú ý khi sử dụng podcast để chơi nhạc, vì nếu bạn sử dụng bài hát mà bạn không được cấp quyền sử dụng thì bạn có thể bị kiện.
– Có nhiều trang trên mạng mà bạn có thể tìm được những bài nhạc miễn phí để sử dụng trong podcast của mình như Free Music Archive.
– Những chủ đề về thể thao, điện ảnh, bạn bè hay games…. đều là những chủ đề podcast thú vị, thu hút sự chú ý của nhiều người nếu bạn đang không có ý tưởng làm podcast về chủ đề gì.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cơ bản về cách tạo kênh podcast và một số lời khuyên cho bạn. Hy vọng những thông tin mà Tiếng Vang Audio cung cấp sẽ hữu ích và giúp quá trình podcast của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Bình luận trên Facebook