Tư vấn - mua hàng
(08:30 – 18:00)0937.015.001Hỗ trợ - bảo hành
(08:30 – 18:00)090.2244212
1919 lượt xem
Việc sử dụng loa bluetooth đem lại cho người dùng nhiều ưu điểm nổi bật như: kết nối không dây tiện lợi, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm pin,…Vậy có thể tự chế loa bluetooth không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, ngay trong bài viết sau đây, Tiếng Vang Audio sẽ hướng dẫn chi tiết về cách làm loa bluetooth mini đơn giản ngay tại nhà, mời bạn cùng theo dõi.
Một số thành phần bắt buộc để có thể tự làm loa bluetooth bao gồm: mạch loa bluetooth, loa toàn dải, linh kiện (giắc đực DC, giắc cái, ốc vít, keo dính và dây điện loại nhỏ), phụ kiện (củ nguồn 12v) và vỏ loa hay thùng loa có thể chế từ vật liệu gỗ hoặc nhựa formex.
>> Bài viết liên quan: Nên mua loa bluetooth nào? Top 5 loa nên mua nhất hiện nay
Khi lựa chọn mạch giải mã âm thanh Bluetooth TPA3118, bạn cần lưu ý những điều sau:
Khi lựa chọn loa toàn dải 30w, bạn cần chú ý đến một số điểm sau đây:
Dưới đây là một số linh kiện và phụ kiện đi kèm cần có để loa Bluetooth có thể hoạt động:
Để mua mạch loa bluetooth và một số linh kiện đi kèm, người dùng có thể tìm mua tại các cửa hàng điện tử gần nhà hoặc lựa chọn hình thức đặt hàng trên các trang thương mại điện tử hiện nay như Lazada hay Shopee,…
+ Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần tiến hành hàn dây nguồn với các đầu âm dương của giắc cái DC. Đồng thời bạn nên sử dụng đồng hồ đo để nhận biết đoạn dây nào âm hay dương và thực hiện đánh dấu. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua dây điện loại đen và đỏ bởi màu đỏ sẽ tượng trưng cho cực dương và màu đen cho cực âm.
Lưu ý: Giắc DC có 3 chân, cụ thể trong đó có hai chân âm và một chân dương. Chân dương thường ở phía trên đỉnh của mặt phẳng, chân âm còn lại là chân song song với nó và chân âm cuối cùng phía bên hông thường không được sử dụng, do đó nếu bạn hàn nhầm vào đó thì mạch sẽ không chạy hoặc loa không kêu.
+ Bước 2: Tiến hành hàn giắc đực vào hai đầu loa, tuy nhiên bạn cần phân biệt cực âm, dương của loa bởi vì nếu hàn sai thì loa sẽ không hoạt động. Thông thường, cái đầu giắc đực sẽ có dạng hình trụ tròn dài (tương tự như dây nguồn cho modem wifi, camera hoặc dây sạc cho Nokia ngày xưa) và phía trong lỗ là cực dương, mặt ngoài hình trụ là cực âm, đồng thời bạn nên sử dụng đồng hồ đo ở chế độ đo ohm điện trở để kiểm tra dây âm dương một cách chính xác nhất.
+ Bước 3: Bạn cần cắm nguồn 12v vào cho đến khi có tiếng phát ra và mạch chớp xanh, nghĩa là lúc này mạch đã sẵn sàng tìm kết nối. Tiếp theo, bạn nên mở laptop hoặc điện thoại, sau đó bật bluetooth để tìm tên Xpecial Audio và thực hiện kết nối.
Lưu ý: kết nối chỉ thực hiện thành công khi đèn không chớp và có tiếng báo như tiếng iPhone. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra và nghe xem từng bên loa đã hoạt động ổn chưa trước khi tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh.
Bạn có thể sử dụng gỗ hoặc chất liệu formex để làm thùng loa, sau đó tiến hành khoan hai lỗ tròn cho loa. Đồng thời, bạn cũng có thể gắn thêm màng loa bass cộng hưởng thụ động bởi với loại màng loa này, khi sử dụng người dùng chỉ việc gắn trực tiếp vào mà không cần phải thực hiện quá trình hàn mạch. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách gắn màng loa cộng hưởng thì nên bịt kín hoặc khoan một lỗ thở cho thùng loa.
Như vậy, chỉ với các thao tác đơn giản trên, bạn đã có thể tự hoàn thiện cho mình một chiếc loa bluetooth mini. Để loa bluetooth tự chế trông bắt mắt hơn, bạn cũng có thể trang trí thêm theo phong cách riêng của mình,…
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất về cách làm loa bluetooth mini của Tiếng Vang Audio. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên, bạn đọc sẽ biết cách tự làm loa bluetooth mini nhỏ gọn và tiện lợi ngay tại nhà.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Bình luận trên Facebook