Tư vấn - mua hàng
(08:30 – 18:00)0937.015.001Hỗ trợ - bảo hành
(08:30 – 18:00)090.2244212
1134 lượt xem
Các thiết bị trợ giảng không dây đang sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều thầy cô bởi sự tiện lợi và hiện đại của nó. Một trong những sản phẩm máy trợ giảng cho giáo viên được nhiều người đánh giá cao và tin dùng đó là sản phẩm máy trợ giảng không dây T20 UHF. Trong bài viết này, Tiếng Vang Audio sẽ giúp bạn tìm hiểu cách sử dụng máy trợ giảng không dây T20 UHF một cách dễ dàng nhất.
Dòng máy trợ giảng Aporo T20 UHF là bản nâng cấp từ model Aporo T9 UHF trước đây, về hình thức bên ngoài không có gì thay đổi, hãng tập trung nâng cấp chất lượng âm thanh và khả năng kết nối mạnh mẽ hơn, 1 số điểm nổi bật sau
Xem thêm: So sánh hai phiên bản máy trợ giảng không dây Aporo T9 và T20
Bạn khởi động nguồn bằng cách xoay núm on/off theo chiều kim đồng hồ nghe âm thanh “tách” là đã bật và có hiện thị đèn led, núm vặn vừa là nút nguồn vừa là chỉnh âm lượng, sau đó bật micro trợ giảng đi kèm lên bằng cách gạt công tắc on/off bên hông (lưu ý để mức âm lượng loa nhỏ trước khi bật mic tránh bị hú rít gây hại loa), mic với loa sẽ tự động kết nối, và lúc này vặn âm lượng lên đủ nghe với không gian của bạn là bắt đầu sử dụng.
Bên cạnh việc hỗ trợ âm thanh khuếch đại to rõ thì máy trợ giảng Aporo T20 UHF còn được trang bị nhiều tính năng cao cấp để hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc giảng dạy như: phát file qua bluetooth, usb, thẻ nhớ, FM radio và ghi âm trực tiếp trên loa siêu nhanh chóng, bên dưới là cách sử dụng từng tính năng mời bạn tham khảo nhé
Sau khi khởi động máy lên bạn bật tính năng kết nối Bluetooth của máy trợ giảng bằng cách nhấn nút “M” trên loa, sau đó mở bluetooth trên điện thoại (máy tính) để tìm bluetooth của Aporo T20 UHF. Khi thấy thiết bị tên Aporo thì bạn tiến hành kết nối và chọn âm thanh theo nhu cầu là được nhé
Tính năng này sẽ giúp thầy cô đọc được các file ở định dạng mp3. Thầy cô có thể sử dụng thẻ trắng để copy nhạc, bật máy lên rồi cắm USB và thẻ nhớ vào là máy sẽ tự nhận.
Để có thể ghi âm trên thiết bị trợ giảng này, thầy cô cần chuẩn bị một USB trắng. Sau đó, thầy cô hãy Cắm USB trắng vào máy rồi bấm phím REC cạnh khe cắm USD. Sau khi chạy thời gian ghi âm thì toàn bộ âm thanh từ Micro sẽ được lưu vào thẻ nhớ USB.
Tính năng này sẽ giúp thầy cô dò tìm được tất cả các loại tần số đài FM để nghe. Nếu sóng không tốt thì thầy cô có thể dò tần số bằng ăngten của thiết bị này.
Để phát âm thanh các file tài liệu, nhạc được to rõ hơn từ máy tính bạn có thể kết nối máy tính với loa qua dây 3.5mm kèm theo, 1 đầu gắn vào cổng tai nghe máy tính và đầu còn lại gắn vào “aux in” của máy trợ giảng, hoặc có thê kết nối qua bluetooth bằng cách dò tìm như tính năng 1
Trên đây là những cách sử dụng máy trợ giảng Aporo t20 UHF được Tiếng Vang Audio tổng hợp để giúp bạn tham khảo. Tiếng Vang Audio hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm để chủ động hơn trong quá trình giảng dạy cũng như trong các mục đích cá nhân khác.
Xem thêm: Tổng hợp 5 lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy trợ giảng nên biết
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Bình luận trên Facebook