Tìm hiểu 2 cách kết nối máy trợ giảng với máy tính đơn giản

Máy trợ giảng được sử dụng vừa để khuếch đại âm thanh vừa bảo vệ giọng nói của người sử dụng. Đồng thời, thiết bị này có thể được dùng như chiếc loa di động thay thế cho loa ngoài máy tính. Vậy làm sao để sử dụng máy trợ giảng như một chiếc loa ngoài? Hãy cùng Tiếng Vang Audio tìm hiểu cách kết nối máy trợ giảng với máy tính ngay sau đây

cách kết nối máy trợ giảng với máy tính đơn giản

1. Kết nối máy trợ giảng với máy tính laptop qua rắc 2 đầu 3.5

  • Đối với loa trợ giảng có dây: 1 đầu dây cắm vào cổng line in trên loa, 1 đầu dây còn lại thì cắm vào cổng 3.5mm tai nghe trên máy tính hay laptop (cổng có in biểu tượng tai nghe)
  • Đối với máy trợ giảng không dây: Cách cắm tương tự như loa có dây, 1 đầu rắc 3.5 cắm vào cổng line trên loa trợ giảng, 1 đầu còn lại cắm vào cổng 3.5mm có biểu tượng tai nghe trên máy tính laptop.

cách kết nối máy trợ giảng với máy tính đơn giản

– Ưu và nhược điểm cách kết nối dùng dây nối rắc 2 đầu 3.5 này:

  • Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện thao tác kết nối một cách nhanh chóng, ai cũng làm được
  • Nhược điểm: Dây kết nối có thể gây ra vướng víu, một số bộ máy thì không có trang bị sẵn dây nối mà phải mua thêm

2. Kết nối máy trợ giảng với máy tính qua tính năng Bluetooth

cách kết nối máy trợ giảng với máy tính đơn giản

Đối với cách kết nối này yêu cầu máy tính hay laptop của bạn phải có chế độ Bluetooth và máy trợ giảng không dây có Bluetooth. Nếu cả hai thiết bị máy tính và loa đều không có Bluetooth thì bạn có thể áp dụng kết nối theo cách dùng rắc 3.5 ở trên.

Các bước thực hiện kết nối máy trợ giảng với laptop qua Bluetooth như sau:

  • Bật tính năng Bluetooth có trên máy trợ giảng lên
  • Mở trình kết nối Bluetooth của máy tính hay laptop
  • Tìm kiếm thiết bị hiển thị tên giống với tên máy trợ giảng
  • Thực hiện ghép đôi hai thiết bị với nhau và sử dụng

– Ưu và nhược điểm cách kết nối máy trợ giảng với máy tính qua Bluetooth:

  • Ưu điểm: Thao tác đơn giản hiện đại, không vướng víu bởi dây, chỉ kết nối cho lần đầu tiên, lần sau sử dụng chỉ cần bật Bluetooth trên máy trợ giảng là máy tính hoặc laptop sẽ tự động bắt sóng.
  • Nhược điểm: Thao tác này có lẽ sẽ phức tạp nhất là đối với các thầy, cô giáo chưa quen với công nghệ. Không những thế, cách này yêu cầu máy trợ giảng và laptop phải có tính năng Bluetooth.

Bạn có thể tham khảo một số máy trợ giảng có tích hợp tính năng Bluetooth, chất lượng âm thanh tốt khi phát âm thanh từ điện thoại hoặc laptop như: T20 UHF, Aker MR2500, Aporo T21 UHF, Unizone U2, UZ-8080,…

Ngày nay, việc sử dụng máy trợ giảng để phục vụ cho quá trình giảng dạy ngày càng phổ biến, được nhiều người ưa chuộng và trở thành công cụ không thể thiếu trong các buổi học. 

Nếu bạn biết cách tận dụng tốt máy trợ giảng vào việc sử dụng nó như chiếc loa ngoài thì sẽ giúp tiết kiệm một khoản mua sắm loa di động. Đồng thời, cũng hỗ trợ nâng cao hiệu quả giảng dạy cho giáo viên.

Bài viết trên đây, Tiếng Vang Audio đã cung cấp cho bạn hai cách kết nối máy trợ giảng với máy tính hoặc laptop đơn giản, dễ thao tác nhất. Tùy thuộc vào mỗi người thấy cách kết nối nào đơn giản, dễ thực hiện hoặc thuận tiện hơn thì bạn có thể linh hoạt lựa chọn một trong hai cách để áp dụng cho mình.

Tiếng Vang Audio | Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

Tiếng Vang Audio chuyên tư vấn giải pháp và cung cấp thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như: Micro không dây, micro có dây, loa, máy trợ giảng, vang số, cục đẩy công suất, mixer và các phụ kiện âm thanh,… Phục vụ các nhu cầu  biểu diễn, sân khấu, giảng dạy, cá nhân,…với chất lượng tốt nhất, cam kết tư vấn khách hàng mua đúng sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu

Bình luận trên Facebook