Trợ giảng cần làm những gì? Vai trò và kỹ năng của trợ giảng

Hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp chính là công việc của trợ giảng, hơn hết, vị trí này đóng có vai trò rất quan trọng trong các buổi học ngày nay. Ở bài viết sau đây của Tiếng Vang Audio sẽ tìm hiểu chi tiết về các thông tin của công việc trợ giảng cần làm để bạn tham khảo.

Trợ giảng cần làm những gì? Vai trò và kỹ năng của trợ giảng

I. Trợ giảng là gì?

Tại khoản 2, Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012 có quy định: Chức danh giảng viên bao gồm giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư và trợ giảng. Trong đó, trợ giảng có thể được hiểu là người trò hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy tại trường đại học và không đóng vai trò thiết yếu. 

Trợ giảng cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí tương tự một giảng viên chính thức như: có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu về trình độ (từ đại học trở lên).

Cụ thể, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của trợ giảng đã được quy định như sau:

  • Trợ giảng cần nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công trợ giảng và có kiến thức tổng quát về các môn học có liên quan trong chuyên ngành.
  • Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung của chuyên ngành đào tạo, xác định được xu thế phát triển, đào tạo và nghiên cứu của lĩnh vực cả trong và ngoài nước.
  • Sử dụng có hiệu quả và an toàn các trang thiết bị và phương tiện cần thiết trong quá trình dạy học.
  • Có khả năng áp dụng các công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong quá trình hỗ trợ giảng dạy.

II. Trợ giảng có vai trò và nhiệm vụ gì?

Trợ giảng cần làm những gì? Vai trò và kỹ năng của trợ giảng

Vậy trợ giảng làm những gì? Theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trợ giảng có vai trò và nhiệm vụ như sau:

  • Hỗ trợ quá trình giảng dạy của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp thông qua các công việc như: chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn sinh viên trong quá trình làm bài tập, thảo luận, thực tập, thực hành, thí nghiệm, và chấm bài.
  • Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn và các phương pháp giảng dạy. Tham gia các hoạt động thực tiễn nhằm ngày một chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Tham gia vào những công tác quản lý, công tác Đoàn, Đảng,… dựa trên sự phân công từ nhà trường. Bên cạnh đó, trợ giảng cũng cần thực hiện các nhiệm vụ khác theo các quy định tại từng trường đại học và các quy định có liên quan của pháp luật.

III. Những kỹ năng cần thiết của công việc trợ giảng

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng và cần có đối với một trợ giảng. Bởi trong quá trình làm việc, trợ giảng sẽ cần giao tiếp với giảng viên để nắm được tình hình học tập của lớp và các nhiệm vụ cần thực hiện. Bên cạnh đó, trợ giảng cũng cần giao tiếp tốt với sinh viên để quá trình giảng dạy, trao đổi và hướng dẫn đạt chất lượng và hiệu quả nhất. 

2. Kỹ năng quản lý lớp

Trợ giảng cần làm những gì? Vai trò và kỹ năng của trợ giảng

Trợ giảng thường sẽ là người có nhiệm vụ quản lý và ổn định lớp trước giờ giảng viên liên lớp. Do đó, bạn cần có khả năng bao quát, quản lý và kiểm soát được các vấn đề trong lớp học để từ đó đưa ra các phương án xử lý kịp thời khi có tình huống ngoài ý muốn xảy ra. 

3. Kỹ năng quan sát và đánh giá

Trong quá trình đánh giá năng lực của các học viên, trợ giảng cũng cần đưa ra các ý kiến, hỗ trợ giảng viên để có được những quyết định khách quan và chính xác nhất.  Do đó, trong các buổi học, trợ giảng cần chú ý quan sát ý thức, thái độ học tập và tinh thần xây dựng bài của các học viên trong lớp. 

Việc quan sát sẽ giúp trợ giảng nắm được năng lực của từng học viên, đưa ra  những đánh giá và giải pháp phù hợp kịp thời nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy, học tập.

4. Triển vọng nghề nghiệp

Trợ giảng được chia thành các cấp độ từ trợ giảng sơ cấp cho đến trợ giảng cấp cao (HLTA). Trong quá trình làm việc và giảng dạy, trợ giảng cần học tập, trau dồi và tích lũy các kinh nghiệm, bằng cấp để nâng cao trình độ của mình. Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm những công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy như là: máy trợ giảng cho giáo viên, micro không dây,….

Khi được đảm nhận vị trí trợ giảng cấp cao, quyền lợi và và trách nhiệm của bạn sẽ mở rộng hơn so với trợ giảng sơ cấp. Cụ thể, bạn có nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch học tập, sử dụng tài liệu hỗ trợ và cung cấp bài học mà không cần giám sát. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cần đảm nhiệm thêm công việc hỗ trợ cho các trợ giảng sơ cấp khác.

Công việc làm trợ giảng cũng đóng vai trò giống như bước đệm để bạn có thể trau dồi, học tập để trở thành một giáo viên chính thức. Trong quá trình hỗ trợ việc giảng dạy của giảng viên, bạn sẽ có cơ hội tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu và thực tế về vai trò và nhiệm vụ của một giảng viên. 

Bài viết trên đây vừa cung cấp các thông tin mô tả công việc trợ giảng, trợ giảng cần làm những gì, vai trò và kỹ năng cần có của một trợ giảng. Tiếng Vang Audio hy vọng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích, giúp bạn có định hướng tốt hơn cho công việc mà mình lựa chọn.

Những dòng máy trợ giảng tốt nhất cho giáo viên:

Tiếng Vang Audio | Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

Tiếng Vang Audio chuyên tư vấn giải pháp và cung cấp thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như: Micro không dây, micro có dây, loa, máy trợ giảng, vang số, cục đẩy công suất, mixer và các phụ kiện âm thanh,… Phục vụ các nhu cầu  biểu diễn, sân khấu, giảng dạy, cá nhân,…với chất lượng tốt nhất, cam kết tư vấn khách hàng mua đúng sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu

Bình luận trên Facebook